Xác định 5 yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển vóc dáng của cơ thể là bí quyết tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ mà bậc cha mẹ nào cũng nên quan tâm
Chiều cao của trẻ phát triển phụ thuộc vào chỉ hơn 20% do di truyền, phần còn lại tới gần 80% do các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và thể dục thể thao…
Để phát triển chiểu cao của trẻ tối đa nhất, cần xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và từ đó có những tác động phù hợp, để điều chỉnh hợp lý giúp trẻ đạt được tầm vóc lý tưởng.
Xác định 5 yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển vóc dáng của cơ thể là cách tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ mà bậc cha mẹ nào cũng nên quan tâm:
Chế độ dinh dưỡng
Ngoài yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến chiều cao hơn cả gen di truyền. Sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp của chế độ dinh dưỡng.
Dinh dưỡng chiếm đến 32% vào sự phát triển chiều cao của trẻ. Dinh dưỡng cần phải có đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Nếu quá ít bé sẽ suy dinh dưỡng nhưng quá nhiều lại gây nên tình trạng béo phì.
Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và vitamin và khoáng chất. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều, gây mất cân bằng.
- Bổ sung đúng và đủ nguyên liệu chính tạo xương là Canxi, đặc biệt lựa chọn Canxi dạng nano giúp tăng khả năng hấp thu lên 200 lần, tránh phải dùng liều cao, tránh được hiện tượng nóng, táo bón, sỏi thận, sỏi tiết niệu,...
- Bổ sung đầy đủ các khoáng chất như : Zn, Mg, Mn, Bo, Cu, Si giúp tạo chất cơ bản của xương là Collagen và Chondroitin giúp sụn tạo xương, tăng phát triển chiều dài của xương.
- Đặc biệt là Vitamin D3 cùng với MK7 giúp hấp thu và vận chuyển Canxi cùng các khoáng chất đến xương nhiều nhất, tăng tạo Collagen, cung cấp đủ nguyên liệu xương cần để phát triển khỏe mạnh và dài tối đa, từ đó giúp đạt chiều cao tốt nhất.
Thể dục thể chất
Sụn xương là yếu tố hình thành chiều cao của trẻ. Để xương phát triển khỏe mạnh, việc tập thể dục, thể thao là điều rất cần thiết. Lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, qua đó làm giảm chiều cao lẽ ra có thể đạt được.
Một số môn thể thao tốt cho việc phát triển chiều cao như đu xà, bơi lội, chơi bóng rổ, các bài tập kéo dài như rướn kiểu mèo, kiểu rắn hổ mang và bài tập kéo dài chân….
Môi trường sống
Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao.
Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường ô nhiễm, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.
Dậy thì sớm
Dậy thì sớm thường tiết ra các hormone kích thích sự phát triển khiến trẻ cao lên rất nhanh. Nhưng các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm, những trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt được đến chiều cao mà gen di truyền của trẻ quy định. Chính vì vậy, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của trẻ ở vị thành niên.
Ngủ đủ giấc
Với trẻ, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao. Trẻ sơ sinh thường ngủ 22 tiếng, 2-6 tháng cần ngủ 15-18 tiếng, 6-18 tháng ngủ đủ 13-15 tiếng, 18 tháng đến 3 tuổi nên ngủ 12-13 tiếng và trẻ từ 3 đến 7 tuổi nên ngủ 11-12 tiếng mỗi ngày.
Trẻ nhỏ muốn tăng chiều cao nên đi ngủ trước 22 giờ đêm, một giấc ngủ sâu từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hoóc-môn tăng trưởng cao nhất.