Cách chăm sóc da chống lão hóa cho nữ giới sau 25 tuổi
Lão hóa thường diễn ra khi phụ nữ bước sang tuổi 30. Nếu bạn ở tuổi 25 trở lên, hãy quan tâm nhiều hơn làn da của mình... Dưới đây là cách chăm sóc da chống lão hóa cho nữ giới sau 25 tuổi.
Lão hóa là khái niệm để chỉ sự già đi của làn da theo thời gian, sự già đi từ bên trong và các yếu tố tác động từ bên ngoài. Biểu hiện dễ nhận thấy và sớm nhất chính là các biểu hiện về sự lão hoá da.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tình trạng lão hóa da xuất hiện ngày càng nhiều ở giới trẻ. Sau 25 tuổi da bắt đầu xuất hiện tình trạng lão cùng lúc này cơ thể sẽ bị sụt giảm 1% collagen/năm.
Sau 25 tuổi, da bắt đầu xuất hiện tình trạng lão hóa và cơ thể sẽ sụt giảm 1% collagen mỗi năm. Nguồn: Internet
Bác sĩ Nguyễn Duy Tuấn (Chuyên khoa Da liễu – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Monaco Healthcare) cho biết, môi trường sống, làm việc căng thẳng, hút thuốc lá, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và biểu cảm quá mức là nguyên nhân góp phần gây ra lão hóa da.
Bác sĩ Duy lý giải, khi biểu cảm bằng khuôn mặt quá mức như cười, nhăn, ngạc nhiên sẽ làm co giãn cơ mặt gây ra nếp nhăn ở vùng trán, giữa hai chân mày, vùng chân chim, mắt.
Chăm sóc da đúng cách
Sửa rừa mặt, kem chống nắng và kem dưỡng ẩm là những thứ không thể thiếu để làm đẹp chăm sóc da sau tuổi 25, đồng thời, có thể kết hợp thêm viên uống chống oxy hóa.
Tùy thuộc vào từng loại da và độ tuổi mà mỗi người lựa chọn sản phẩm phù hợp. Song song đo, áp dụng một số biện pháp như:
Hạn chế đi ra ngoài từ 10 giờ đến 16 giờ bởi thời gian này là lúc tia UV hoạt động mạnh nhất.
Ngoài khẩu trang tránh bụi, nên lựa chọn các loại khẩu trang có thể chống tia UV.
Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày là phương pháp hiệu quả nhằm ngăn ngừa tia UV, nguyên nhân gây lão hóa da. Nguồn: Internet
Riêng với người bị nám, tàn nhang, cần tăng khẩu phần trái cây như lựu, nho... và rau xanh để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.
Đồng thời, cần đến các cơ sở y tế uy tín điều trị tàn nhang bằng cách kết hợp thuốc thoa và sử dụng thủ thuật laser xâm lấn hoặc không xâm lấn. Lưu ý, sau khi điều trị nếu tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều sẽ có nguy cơ tái phát.
* Chị Thi (Tây Ninh) chia sẻ thỉnh thoảng da chị bị nổi bầm, khoảng 1 tuần thì hết. Tuy không gây ra tác hại gì nhưng khiến chị Thi rất lo lắng
Với trường hợp này, bác sĩ Tuấn cho biết đây là biểu hiện của sự lão hóa da, sức bền của thành mạch bị suy yếu khiến da dễ bị bầm.
Để khắc phục tình trạng trên cần sử dụng kem dưỡng ẩm, bổ sung vitamin C để tăng cường sức bền của thành mạch, chế độ ăn nhiều chất xơ và kết hợp vận động.
* Da bị mụn dưới lỗ chân lông, dị ứng và xuất hiện nám ở hai bên gò má khiến chị Lê (quận Tân Bình, TP.HCM) mất tự tin và vô cùng lo lắng.
Bác sĩ Tuấn cho rằng, chị nên ưu tiên điều trị mụn dưới lỗ chân lông, hay còn gọi là mụn không viêm. Đặc biệt cần hạn chế stress bởi đây là nguyên nhân của nhiều bệnh trong đó có mụn trứng cá.
Khi bị stress, cơ thể sẽ hình thành tuyến bã và hoạt động âm ỉ. Khi hội tụ những điều kiện thuận lợi như bụi bẩn bám trên da hay đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ gây ra mụn trứng cá.
Đồng thời hạn chế sử dụng thực phẩm ngọt và bột mì. Song song đó, cần loại bỏ những thói quen xấu như lấy tay chống cằm, sờ gãi và nặn mụn.
Không nên cắt, lễ mụn bởi sẽ gây ra biến chứng sẹo rổ. Nếu có thể chỉ nên lấy mụn đầu đen.