Nếu như lão hoá là một cơn ác mộng sau tuổi 24 thì mụn lại là nỗi ám ảnh đeo bám bạn bất chấp thời gian. Qua bài viết này, các chuyên gia sẽ tiết lộ cho bạn biết nhiều điều tưởng chừng vô hại, lại là nguyên nhân khiến ta không thể dứt khỏi mụn, đồng thời mách bạn một số cách trị mụn hiệu quả.
Nếu như lão hoá là một cơn ác mộng sau tuổi 24 thì mụn lại là nỗi ám ảnh đeo bám bạn bất chấp thời gian. Qua bài viết hướng dẫn cách chăm sóc da mặt có mụn thâm tại nhà này, các chuyên gia sẽ tiết lộ cho bạn biết nhiều điều tưởng chừng vô hại, lại là nguyên nhân khiến ta không thể dứt khỏi mụn, đồng thời mách bạn một số cách trị mụn hiệu quả.
SỰ ĐA DẠNG CỦA MỤN
Theo bác sĩ Gary Goldenberg (New York),hai loại mụn dễ nhận biết nhất là mụn đầu trắng và mụn đầu đen. Chúng có thể xuất hiện cùng lúc và đều là kết quả của sự tắc nghẽn lỗ chân lông. Tuy nhiên, mụn đầu trắng hình thành khi lỗ chân lông đóng lại nên thường có màu trùng với màu da còn mụn đầu đen do các bụi bẩn tích tụ bên trên lỗ chân lông đang nở ra nên có màu sậm. Nếu mụn sưng mủ, bạn nên cẩn trọng vì đó là dấu hiệu cảnh báo mụn đã bước sang giai đoạn nghiêm trọng hơn và có khả năng để lại những vết sẹo xấu xí.
Ngoài ra, mụn nang cũng là một tên ‘quái vật’ đáng sợ vì độ dai dẳng khó trị của nó. Loại mụn này do những tuyến dầu nằm ẩn khá sâu dưới da, khi sưng gây đau nhức hơn so với các loại khác. Mụn nang cũng để lại sẹo và đốm nâu nếu không được xử lý đúng cách.
CƠ CHẾ HÌNH THÀNH NÊN MỤN
Sự thực là có cả tá nguyên nhân làm bạn bị mụn. Kristina Goldenberg – Bác sĩ viện da liễu Goldenberg tiết lộ rằng mụn có thể do yếu tố di truyền. Các hóc môn kích thích quá trình sản xuất bã nhờn , sau đó gây bí tắc lỗ chân lông và nang lông gây ra mụn. Vi khuẩn P.Acnes là nguyên do chủ yếu hình thành mụn nang và mụn mủ.
Mặc dù yếu tố hóc môn khó giải quyết, bạn vẫn có thể kiểm soát được một số tác nhân gây mụn khác như: Phương cách dưỡng da không phù hợp, các loại mỹ phẩm độc hại, sự điều tiết mồ hôi và việc sử dụng thuốc ngừa mụn.
HÃY NHỚ RẰNG: KHÔNG NÊN TỰ Ý NẶN MỤN!
Nặn mụn có thể được cho là một giải pháp trị mụn nhưng đồng thời nó cũng là ‘con dao hai lưỡi’ khiến da xấu đi vì những nang mụn bị tổn thương nên cần nhiều thời gian hơn để phục hồi. Bác sĩ Shari Marchbein đã giải thích rằng các mô tế bào da sẽ tăng sắc tố khi bị tác động không đúng cách khiến những vết thâm mụn sẽ cần từ 6-12 tháng để cải thiện, thậm chí còn để lại sẹo rỗ. Bà cũng nhấn mạnh chúng ta nên hạn chế tối đa việc dùng tay sờ lên những nốt mụn.
LẤY MỤN: CẦN ĐÚNG CÁCH VÀ HỢP VỆ SINH
Trong vài trường hợp, lấy mụn lại là giải pháp hợp lý. Y tá tại Iglow Med Spa (Beverly Hills) bật mí rằng thời gian tốt nhất để nặn mụn là sau khi tắm nước nóng vì khi đó lỗ chân lông đang nở ra. Chúng ta cần chắc chắn rằng da phải được vệ sinh sạch sẽ và được làm mềm bằng một cái gạc y tế hoặc một cái khăn ướt . Sau đó, tiến hành nặn mụn nhẹ nhàng cho tới khi nhân mụn bật ra. Bước tiếp theo, chúng ta có thể dung bất kì loại tiệt trùng nào để kết thúc chu trình. Song, cô cảnh báo không nên sử dụng móng tay nặn mụn: “Tay và móng tay của bạn chứa hàng triệu vi khuẩn vì chúng tiếp xúc với nhiều vật. Vi khuẩn có thể gây ra tàn tích trên da.”
Tuy nhiên, nặn mụn sẽ không phù hợp với nhiều trường hợp mụn nang vì loại mụn này rất sâu vì vậy bạn nên tìm đến một giải pháp công nghệ cao hơn như việc sử dụng ánh sáng xanh và cortisone (hóc môn chữa viêm và dị ứng để tiêu diệt tận gốc vi khuẩn).